Chữa thoái hóa cột sống như thế nào

Chữa thoái hóa cột sống như thế nào cũng là vấn đề đang rất được quan tâm, điều trị không đúng cách sẽ không thể thuyên giảm bệnh, bớt các cơn đau mà để lâu dài sẽ có những biến chứng đáng lo ngại.



Chữa thoái hóa cột sống như thế nào

Thoái hóa cột sống (THCS) là căn bệnh rất phổ biến, gặp nhiều ở những người trên 35 tuổi nhưng nhiều nhất là người cao tuổi. thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu lực nhiều như: cổ, gáy, thắt lưng với biểu hiện chính là đau âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhói buốt hoặc đau lan tỏa ra vùng xung quanh gồm 2 bả vai, vùng hông, chi dưới.

Tùy vào vị trí bị thoái hóa khác nhau, thoái hóa cột sống sẽ có các tên gọi khác nhau: Ví dụ, nếu bệnh nhân thường có những cơn đau nhức cổ, vai gáy, đau lan ra bả vai, cánh tay, thậm chí đau kéo lên đỉnh đầu, nhức hốc mắt…thì đó là bệnh thoái hóa cột sống vùng cổ hay thoái hóa đốt sống cổ.

Nếu cảm nhận đầu tiên là bệnh nhân là đau ê ẩm vùng ngang thắt lưng hoặc ngoài đau lưng còn kèm đau nhức chân, tê bì dọc mông xuống cẳng chân…Đó chính là thoái hóa cột sống vùng lưng hay thoái hóa cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nói về nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống, các bác sỹ chuyên khoa xương khớp cho biết: thoái hóa cột sống phần lớn là do thiếu hụt canxi, thiếu hụt Glucosamine - thành phần chính kích thích sản xuất sụn khớp; thiếu hụt Colagen Typ II – thành phần giúp bôi trơn khớp và nghiêm trọng nhất đó là do thiếu một lượng lớn Proteoglycan - một trong những thành phần quan trọng có vai trò cấu tạo sụn khớp, giữ nước để làm trơn và nuôi dưỡng Collagen trong khớp.

Các bác sỹ cũng không loại trừ yếu tố di truyền, tuổi tác và các nguyên nhân chủ quan từ chính người bệnh. Thói quen sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi không hợp lý; ngồi máy tính quá nhiều mà không đứng dậy để vận động; bê vác vật nặng sai tư thể hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý…đã tạo điều kiện để thoái hóa cột sống hình thành và tiến triển. Nếu không được điều trị, thoái hóa cột sống có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân tay, teo cơ, đi lại khó khăn, gây liệt tứ chi  thậm chí tàn phế.


Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống như: dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu... Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia y học hàng đầu về khớp tại Việt Nam, để hiệu quả nhất cần căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, mức độ thoái hóa cột sống của từng bệnh nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thoái hoá cột sống phù hợp nhất.

Theo đó, nếu mới chớm bị thoái hóa cột sống hoặc thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nhưng với các trường hợp nặng hơn, bắt buộc người bệnh phải đi khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Lương y Lê Xuân Quang – chuyên gia tư vấn bệnh xương khớp tổng đài tư vấn 1900.636468 cho biết: "Khi bị đau nặng, đau nhiều ngày liên tiếp, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc tân dược để cắt cơn đau với liều lượng và thời gian nhất định. Cũng có thể kết hợp thuốc kê đơn với các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để gia tăng hiệu quả trị bệnh. Thế nhưng, về lâu dài, các bệnh nhân nên chuyển sang các phương pháp điều trị hoàn toàn bằng Đông Y để giảm thiểu tổn hại sức khỏe."

Đồng tình với ý kiến này, các bác sỹ đầu ngành cũng khuyên rằng cần tăng cường luyện tập các động tác làm giãn cột sống như tập xà đơn, bơi lội; tránh mang vác nặng gây đè nén cột sống. Đặc biệt, duy trì sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp bổ sung cao rắn hổ mang thường xuyên, đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và tránh xa thoái hóa cột sống.

Ðiều trị lấy thoát vị đĩa đệm tự động qua da như thế nào

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nhiều phương pháp nhưng phương pháp lấy thoát vị đĩa đệm tự động qua da thì hẳn bạn đọc nghe có vẻ rất lạ. Do vậy bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này.

Ðiều trị lấy thoát vị đĩa đệm tự động qua da như thế nào?

Người đầu tiên được điều trị là bệnh nhân Phạm Văn Chính, 25 tuổi (Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương) bị thoát vị đĩa đệm cột sống L4, L5 nhỏ, bên trái, đã điều trị nội khoa không khỏi. Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng, các giáo sư, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức đã hội chẩn và quyết định điều trị cho người bệnh bằng phương pháp lấy thoát vị đĩa đệm tự động qua da. Bệnh nhân không phải gây mê, chỉ cần gây tê, bằng phương pháp 'tạo đường hầm', không có vết mổ, các bác sĩ đưa một cây kim đi từ hông vào vùng tổn thương và hút chất nhầy ở đĩa đệm ra ngoài thông qua kênh hút tự động. Phương pháp này làm giảm áp lực nội đĩa, đĩa đệm tự co nhỏ lại một phần. Sau 15 phút, ca mổ hoàn thành, người bệnh có thể tự đi về buồng bệnh và xuất viện ngay từ ba đến năm giờ sau khi mổ.

Xem thêm : bị thoát vị đĩa đệm là như thế nào



 Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạch cho biết, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến, ngoài nguyên nhân do thoái hóa tự nhiên, do bị tai nạn; thoát vị đĩa đệm phần nhiều là do tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách... Bệnh  hay gặp ở lứa tuổi từ 20 đến 55 (có một số trường hợp từ 15 đến 17 tuổi đã phải tới bệnh viện điều trị). Thông thường, ở giữa các đốt sống được ngăn cách bởi những đĩa đệm, giúp cơ thể có khả năng cúi, ưỡn, xoay, nghiêng. Nhưng khả năng này sẽ bị mất khi đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường. Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay... Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng gây đau vùng thắt lưng; cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện; đau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Mắc bệnh này, người bệnh sẽ bị hạn chế cử động cột sống, không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp... Phương pháp, điều trị lấy thoát vị đĩa đệm tự động qua da là một kỹ thuật tiên tiến, hạn chế tối đa các tai biến liệt, thậm chí tử vong... do tổn thương thần kinh gây ra.  



Phần lớn người bệnh không hiểu nguyên nhân, chịu đựng các cơn đau, bôi thuốc giảm đau, không đi khám. Vì thế, nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đến bệnh viện khi bệnh ở giai đoạn không thể điều trị nội khoa đều phải phẫu thuật. Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm như nội soi, mổ mở... nhưng đều ảnh hưởng đến tủy sống và đám rối thần kinh, thậm chí có trường hợp gây tai biến, bệnh nhân bị liệt. Vì vậy, khi thấy có biểu hiện đau lưng, tê chân hoặc đau đầu vai, gáy, tê tay thì nên đi khám và điều trị sớm. Tránh tình trạng để lâu, khó điều trị, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Phương pháp điều trị lấy thoát vị đĩa đệm tự động qua da chỉ điều trị cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, cổ chưa rách bao xơ, có biểu hiện lâm sàng không đáp ứng điều trị nội khoa. Giáo sư Kim Jung Hoon đến từ Hàn Quốc cho biết, kỹ thuật và phương pháp điều trị mới được đưa vào ứng dụng ở Mỹ và một số nước châu Âu. Tại Hàn Quốc đã thực hiện hơn 30 nghìn ca với tỷ lệ thành công đến 97%.

Nguyên nhân - triệu chứng - cách điều trị thoát vị đĩa đệm

Để có thể điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất thì trước tiên người bệnh cần hiểu rõ về bệnh của mình mới có thể hợp tác với bác sĩ để tuân theo liệu trình điều trị đúng đắn phù hợp.

Đĩa đệm là cấu trúc nằm ở giữa 2 đốt sống, được cấu tạo từ các vòng xơ dày, chắc, bên trong có nhân nhày có tính đàn hồi. Nhờ đó, đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ và giúp cột sống thực hiện chức năng của mình.



Khi có lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, sai tư thế…), vòng xơ bao quanh bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài gây nên hiện tượng thoát vị đĩa đệm.

Vị trí hay gặp thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và thắt lưng.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Đầu tiên là các chấn thương vào vùng cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, ngã ngồi đập mông xuống đất.

Vận động sai tư thế như cúi, xoay người đột ngột, nghiêng hay xoay người nhấc vật nặng - đặc biệt nhấc vật nặng ở cách xa người dễ gây thoát vị đĩa đệm. Đôi khi, thoát vị đĩa đệm xảy ra khi làm các công việc đơn giản hàng ngày như nhấc xe máy khi lấy xe trong bãi gửi xe, giũ chăn bông nặng hay vẩy rau sống…

Triệu chứng



Khi thoát vị đĩa đệm không gây chèn ép tủy sống hoặc rễ dây thần kinh, sẽ không có triệu chứng, người bệnh có thể không nhận biết được. 

Khi thoát vị gây chèn ép thần kinh, tùy thuộc vị trí đĩa đệm bị thoát vị mà các triệu chứng khác nhau:

Đau vai gáy hoặc thắt lưng, đau tại chỗ hoặc lan xuống cách tay (khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ), lan xuống mông, mặt sau hoặc mặt ngoài chân (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng), đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau tăng khi bị lạnh, đi lại, vận động, ho, hắt hơi, cười; khi nghỉ ngơi, nằm co chân thì đỡ đau.

Có thể có giảm cảm giác hay có cảm giác như kim châm tê bì, bỏng rát.

Trường hợp nặng hoặc bệnh lâu ngày có thể teo cơ chi.

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng, nếu chèn vào đám rối thần kinh đuôi ngựa, người bệnh có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục (rối loạn cương dương…).

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ, có thể đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ.



Điều trị

Để điều trị có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cần phối hợp nhiều phương pháp.

Trong giai đoạn cấp người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường, nằm giường cứng, tránh vận động. Trong giai đoạn mạn tính cần kết hợp các bài tập phù hợp, treo xà đơn, bơi lội. Tránh bê vác vật nặng, các động tác sai tư thế.

Đeo đai cột sống giúp làm giảm tải tác động lên đĩa đệm.

Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, hồng ngoại, siêu âm...

Y học cổ truyền với các phương pháp châm cứu, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt và dùng các vị thuốc có tác dụng thông kinh lạc, bố can thận như đương quy, ngưu tất, đỗ trọng, tần giao… đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả.

Việc sử dụng các thuốc Tây y như giảm đau chống viêm, giãn cơ, bổ thần kinh, tiêm ngoài màng cứng (trong trường hơp nặng) có nhiều tác dụng phụ cần sự theo dõi chặt chẽ của các bác sỹ chuyên khoa.

Can thiệp ngoại khoa trong trường hợp có chèn ép đám rối thần kinh đuôi ngựa hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả.

Điều trị đau lưng bằng vitamin B1

Bạn có bao giờ nghĩ rằng vitamin B1 cũng có thể chữa được bệnh đau lưng? Để có thể hiểu hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dùng vitamin B1



Vitamin B1 cũng được công nhận là một phương thuốc trị nhức mỏi rất hay. Việc uống 1-2 viên B1 đều đặn mỗi ngày có thể giúp bạn không còn cảm thấy mỏi lưng, đau lưng nữa. Uống liên tục trong 1-2 tuần sẽ bắt đầu thấy hiệu quả. Việc tiếp tục sau đó để duy trì hiệu quả này.


Dùng vitamin B5

Nếu bạn thường bị nhức mỏi, sưng khớp xương, mỏi lưng, mỏi vai... mà mọi thứ thuốc khác đều chữa không hết, hãy thử dùng vitamin B5.


Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một viên 100 mg kèm theo một viên B-complex 100 mg (B-100). Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hết nhức mỏi sau 2-4 tuần uống đều đặn. Tiếp tục uống đều mỗi ngày, bệnh sẽ không trở lại. Theo tài liệu của bác sĩ Mary E., chuyên khoa sinh tố trị liệu tại Mỹ, liều lượng này có hiệu quả rất khả quan trên 75% tổng số bệnh nhân được điều trị.

Ngoài việc dùng thuốc, bạn còn phải chú ý đến giường ngủ, tư thế nằm ngủ và kết hợp với việc tập thể dục để giúp cho bệnh giảm đi. Các bác sĩ về lưng công nhận hiệu quả của loại giường nước, các loại giường nước kiểu mới sau này (loại không bị dợn sóng) rất tốt cho lưng bạn. Giường nước có tác dụng chia đều áp suất lên lưng, mọi điểm trên lưng đều chịu một sức ép giống nhau.

Khi nằm ngủ bạn nên lót một gối dưới cổ, một dưới đầu gối để có thể ngủ trong tư thế nằm ngửa với đầu gối cong lên. Tư thế này làm lưng dán sát xuống giường, giúp cho bệnh mỏi lưng giảm đi. Bộ môn bơi lội rất tốt cho bệnh đau lưng kinh niên.

Có phải bạn đang bị đau lưng dưới?

HIỆN TƯỢNG đau lưng PHÍA DƯỚI VÀ GIẢI PHÁP

Đau lưng phía dưới là một dạng của bệnh đau nhức ở lưng, chúng ta có thể bị bệnh này khi làm việc các cử động không đúng hoặc đây cũng có thể là biểu hiện nhất quyết của một vài căn bệnh.

 

Xem thêm:

>> Thoái hóa cột sống cổ do căn do nào

 

Bệnh đau lưng phía dưới:

Đau lưng phía dưới là một biểu hiện thể hiện bằng hiện tượng đau ở vùng được hạn chế từ ngang đoạn cột sống lưng ở phía trên và ngang đĩa đốt sống cột sống lưng 5 và cùng 1 ở phía dưới; bao gồm đa, tổ chức dưới da, cơ, xương và các bộ phận ở sâu.

Đau lưng phía dưới

Nguyên nhân gây đau ê ẩm vùng lưng phía dưới:

- Căn nguyên do tuổi tác: bệnh hay gặp ở người già trên 60 tuổi

- Nguyên nhân do thương tổn như: chấn thương gây rạn nứt, vỡ, di lệch đốt sống, viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống do lao, ung thư, bệnh Paget, loãng xương…

- Nguyên cớ do bệnh ở nội tạng:

+ Loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, bệnh sỏi  tuỵ, viêm tuỵ mạn và cấp, viêm gan mạn, sỏi đường mật, dỏi trong gan, bệnh túi mật…

+ Bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi thận, tiết niệu, lao thận, u thận, thận đa nang, viêm thận bể thận.

+ Ở phụ nữ có thể gặp u nang buồng trứng, u xơ tử cung, đau bụng kinh, đau sau đặt vòng, sau các thủ thuật mổ lấy thai, mổ cắt tử cung

+ Bệnh của tuyến tiền liệt ở đàn ông…

 

triệu chứng đau ê ẩm vùng lưng phía dưới:

- Lưng đau cứng khiến cho người bệnh kkhông thể vận động được, phải nằm, không dám hoạt động trong vòng 5 đến 7 ngày nhưng cũng có những thời điểm nằm 10 – 15 ngày sau đó người bệnh mới đi lại được.

- Đau đột ngột sau các động tác mạnh, không phù hợp như mang vác, ngồi làm việc hoặc nằm phản khoa học tư thế...

- Đứng hay ngồi lâu sẽ thấy đau, sáng thức dậy khó đi lại....

Đau lưng phía dưới

Các điều trị bệnh đau nhức ở lưng phía dưới:

Bệnh này tuy không phải bệnh nguy hại đến sự sống còn của con người, nhưng cảm giác bị đau âm ỉ, khó đi lại, thậm chí người bị nặng còn phải nằm bất động 1 chỗ lâu ngày lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như vận động bình thường của họ. Bệnh lại rất dễ tái phát và khó chữa trị. Do đó xác định chính xác nguyên do gây bệnh là một thời cơ trong chữa trị lâu dài căn bệnh này. (Xem thêm chữa trị đau cơ lưng tại đây)

 

một số cách phòng và chữa trị chúng tôi xin được giới thiệu là:

- Sử dụng thuốc giảm đau trong các trường hợp đau nhiều: thuốc Aspirin, Indomethacin, Profenid, Brufen... Có thể sử dụng cao dán, thuốc mỡ có Salicylat. Không nên sử dụng các thuốc có Steroid.

- Chườm nóng, massage.

- Sử dụng điện: hồng ngoại, sóng ngắn, điện dẫn thuốc...

- Thao tác cột sống (không làm khi nghi có viêm, ung thư, loãng xương nặng).

- Dùng phương pháp châm cứu bấm huyệt.

- Dùng thuốc giãn cơ khi có co cơ.

- Có chế độ tập luyện, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

- Không làm việc quá sức

- Tăng cường canxi và chất xơ trong khẩu phần ăn.

- Thực hiện phẫu thuật trong một vài trường hợp sau:

+ Phẫu thuật làm cứng, cố định khi có nguy cơ lún đốt sống, gù vẹo nhiều...

+ Phẫu thuật chữa trị thoát vị đĩa cột sống: mổ lấy nhân thoát vị, mổ cắt cung sau.

+ Các bệnh di lệch áp bức vào tuỷ, đuôi ngựa (lao, chấn thương, u…).

 

Bệnh đau nhức ở lưng phía dưới có rất nhiều lý do không giống nhau, do đó người bệnh cần phải được thăm khám một cách tỉ mỉ và đúng đắn mới đem đến một kết luận chính xác và điều trị kịp thời.

Chọn lựa cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bạn thường chọn lựa cách điều trị nào? Không phải ai cũng biết cách điều trị và điều trị hiệu quả do vậy hãy xem xét và suy nghĩ thật kỹ trước khi lựa chọn cách chữa bệnh này.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa có vai trò lớn trong việc giảm triệu chứng, góp phần chẩn đoán và phục hồi sau can thiệp. Mục đích là làm giảm hay mất triệu chứng đau, chỉ định và phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào lâm sàng

Chế độ bất động trong thời kỳ cấp tính



Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong điều trị nội. Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi tại giường và đeo nẹp cố định cổ (colier) trong 5-7 ngày trong giai đoạn cấp tính, đau nhiều. Bệnh nhân thường đỡ đau rõ rệt, nhưng nó chỉ được dùng khi các triệu chứng lâm sàng ít rầm rộ, còn trong trường hợp chèn ép cấp tính thì cần điều trị ở cơ sở chuyên khoa. Tránh vận động cột sống cổ quá mức, các tư thế làm tăng áp lực nội đĩa.


Vật lý trị liệu và các liệu pháp phản xạ

Xoa bóp: các tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ và cải thiện chức năng các cơ cạnh sống, tránh sử dụng trong nhưng ngày đau cấp tính.

Các phương pháp nhiệt: dùng sức nóng với tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch chủ động, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.

Dùng dòng điện: có tác dụng tăng chuyển hóa, chống viêm giảm phù nề, kích thích thần kinh cơ, kích thích tạo tổ chức, dẫn thuốc…

Châm cứu: chỉ định cho mọi giai đoạn của hội chứng đau

Điều trị bằng tia laser mềm: các tác dụng sinh học của nó: giảm đau, chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức và có tác dụng an thần

Dùng thuốc

Thường sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (AINS) trong thời kỳ cấp và trong đợt tái phát. Cac thuốc an thần giãn cơ nhẹ và các vitamin nhóm B liều cao vì có tác dụng chống viêm và thoái hóa, nhất là đối với tổ chức thần kinh. Có thể sử dụng liệu phát corticoid trong trưởng hợp các thuốc giảm đáu chống viêm thông thường không có kết quả điều trị hoặc dùng đẻ phong bế tại chỗ phối hợp với các thuốc

Kéo giãn cột sống cổ

Là phương pháp điều trị bệnh sinh vì nó làm giảm áp lực tải trọng một cách mạnh mẽ tạo điều kiện chuyển dịch hướng tâm cho nhân nhầy đĩa đệm, tăng cường xâm nhạp các chất chuyển hóa vào trong đĩa đệm. Chỉ định với chèn ép rễ đơn thuần , chống chỉ định khi có chèn ép tủy hoặc những tổn thương xương như gai xương lớn trong ống tủy. Kéo giãn cột sống cổ các tác dụng khá tốt nhưng chỉ tiến hành ở cơ sở chuyên khoa.

Các thủ thuật ít xâm lấn

Phương pháp lấy đĩa đệm qua da không mổ

Sử dụng năng lượng LASER hoặc sóng cao tần sẽ làm bốc hơi một phần nhân nhày. Từ đó đĩa đệm tự thu lại một phần. Ngoài ra sóng cao tần cũng làm cân bằng một phần các rối loạn hóa học tại vùng đĩa đệm thoát vị chèn ép thần kinh giúp giảm đau. Tuy nhiên phương pháp ngày còn khá đắt tiền và chỉ áp dụng đối với các TVĐĐ đến sớm, chưa có rách bao xơ.

Phương pháp hóa tiêu nhân nhầy

Đây là phương pháp được dùng rất nhiều cho vùng thắt lưng nhưng còn hạn chế cho vùng cổ.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa nhằm mục địch lấy bỏ đĩa đệm gây chèn ép mà không gây tổn thương cấu trúc thần kinh và đảm bảo sự vững chắc của cột sống. Chỉ định phẫu thuật đặt ra khi thoái vị đĩa đệm gây ra hội chứng tủy cổ hoặc hội chứng rễ-tủy, các triệu chứng tiến triển càng nhanh, càng cần phẫu thuật sớm; hoặc khi thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng chèn ép rễ nặng hoặc đau liên tục, dai dẳng, điều trị nội hoa 6 tuần không đỡ. Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng: mổ theo lối trước bên và mổ lối sau tuy nhiên với thoát vị đĩa đệm đơn thuần thì chủ yếu mổ đường trước bên

Phẫu thuật theo lối trước bên

Các bước mổ thoát vị đĩa đệm cổ áp dụng hiện nay

- Đường rạch da: tùy thuộc tay thuận và thói quen của PTV mà chọn bên tiếp cận. Rạch da đường ngang theo nếp lằn cổ nếu can thiệp một hoặc hai đĩa đệm và rạch đường bờ ngoài cơ ức đòn chũm nếu can thiệp trên hai đốt

- Tách qua cơ bám da cổ, theo các lớp cơ bộc lộ mặt trước thân đốt sống, vén bó mạch cảnh ra ngoài và khí quản thực quản vào trong

- Lấy đĩa đệm thoát vị cần can thiệp giải phóng chèn ép tủy và rễ thần kinh. Tùy mức độ chèn ép và thể thoát vị mà có cắt dây chằng dọc sau hay không

- Sau khi đĩa đệm được lấy bỏ thì có thể dùng xương chậu ghép vào chỗ đĩa đệm và đặt nẹp cố định, dùng miếng ghép nhân tạo... Phương pháp này cho cột sống vững chắc, tránh khớp giả tuy nhiên việc hàn cứng khớp kiến cho các động tác cổ ít nhiều bị hạn chế và tăng nguy cơ thoái hóa đốt liền kề, thoát vị có thể sảy ra ở các đốt khác.

Ngày nay người ta sử dụng đĩa đệm nhân tạo có khớp có tác dụng sinh lý tương tự đĩa đệm của bệnh nhân nhằm giúp khắc phục những nhược điểm trên.

Sau cuộc mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường trước, người bệnh thường bị đau khi nuốt. Nếu chịu khó uống nước, nói chuyện, tập nuốt thì sau 4 – 5 ngày đau giảm đi nhiều. Trong trường hợp đặt mảnh ghép và cố định nẹp vít cột sống cổ, người bệnh phải mang nẹp cổ cứng từ 3 đấn 6 tuần. Nẹp cổ thường làm cho người bệnh khó chịu do cấn vào hàm, vào vai, xương đòn gây đau. Ngoài ra sau vài ngày đầu mang nẹp cổ cứng, người bệnh có cảm giác mỏi và cứng gáy và hai vai. Cảm giác này ngày càng tăng cho đến khi bỏ nẹp cổ và tập cúi ngửa nghiêng cổ vài ngày mới giảm và sau đó khoảng 6 tuần mới có thể hết mỏi và đau nếu tích cực tập luyện.

Đối với thay đĩa đệm nhân tạo ngoài lợi thế về việc giảm khả năng xuất hiện khối thoát vị mới ở đĩa đệm trên và dưới chỗ đã mổ thì việc thay đĩa đệm nhân tạo còn tránh được một số biến chứng do nẹp vis gây ra, và sau khi mổ xong, người bệnh không phải mang nẹp cổ, cái mà đối với một số người được coi như một cái gông, gây ra đau vai gáy sau vài tuần mang nẹp.


CHIA SẺ phương pháp chữa trị đau thắt LƯNG HÔNG

Đau thắt lưng hông là một dạng của bệnh đau lưng tác động đến xương khớp, giới văn phòng là đối tượng nguy cơ mắc bệnh đau vùng lưng dưới hông cao do phải ngồi làm việc không dứt trong thời gian dài. Bệnh tuy không không an toàn nhưng bạn sẽ phải chung sống với nó nếu không được chữa trị đau nhói lưng hông một cách hiệu quả.

 

Xem thêm:

>> cách thức chữa đau ê ẩm vùng lưng

>> Chữa thoái hóa cột sống cổ bằng bài tập

>> Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ thông minh

 

Điều trị đau thắt lưng hông

Điều trị đau thắt lưng hông

 

nguyên cớ và biểu hiện của đau nhói lưng hông:

Đau điếng lưng hông là cảm giác đau thắt hoặc miên man ở vùng lưng dưới - hông, nó thường xảy ra khi chúng ta ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế nhàm chán, chơi thể thao quá nhiều...

 

nguyên do gây đau nhói lưng hông:

- lý do không do căn bệnh:

+ Được có nguồn gốc từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng đốt sống lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ phải làm việc quá sức sinh ra mệt trong người.

+ Thoái hóa đốt sống lưng cho tuổi già

+ Gãy xương sống thắt lưng...

 

- nguyên do do căn bệnh:

+ Bệnh thoát vị đĩa đệm lưng dưới

+ Lao đốt sống thắt lưng

+ Viêm đốt sống lưng do vi trùng hoặc căn nguyên khác

+ Bệnh viêm dính cột sống ( di truyền)

+ Lệch cột sống

+ Ung thư di căn đoạn cột sống lưng

 

biểu hiện đau điếng lưng hông:

- Động tác cúi gập chân chẳng thể thực hiện được

- Người bệnh chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm trên giường sang tư thế đứng thẳng bằng một động tác lăn theo phía bên, dùng mông làm điểm xoáy.

- Bệnh đau ở vùng thắt lưng có thể chỉ triệu chứng bằng cơn đau ở chính giữa cột sống, hoặc lan sang bên cạnh, có thể đau lan xuống mông và một bên chân. Nếu nặng, khi ho và hắt hơi bệnh nhân cũng đau điếng ở lưng. (Xem thêm Món ăn chữa bệnh đau ê ẩm vùng lưng tại đây)

 

Cách chữa trị đau điếng lưng hông:

- Tốt nhất là nằm nghỉ trên giường ván cứng (có thể lót một lớp đệm mỏng, không nên nằm trên giường có đệm dày), tránh đi lại và làm việc, nhất là các việc có liên quan tới thể lực và cúi gập lưng.

Điều trị đau thắt lưng hông

Chữa trị đau nhói lưng hông

- Nên giữ cho tư thế người cân bằng khi ngồi và khi làm việc. Hai vai giữ cho cân bằng, tránh lệch vẹo người sang một bên trong thời gian dài. Khi ngồi lâu, nên ngồi thẳng lưng

- Tránh mang vác nặng, khi không thể không mang vác một vật nặng, nên nhớ rằng sao cho hai vai bằng nhau, không lệch vẹo người

- Tập thể dục: tập bơi, hoặc tập tạ tay và kéo lò xo ở tư thế nằm.

- Trong sinh hoạt vợ chồng, tránh các động tác gây co cột sống mạnh.

- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, canxi, giới hạn rượu bia và các chất kích thích.

 

Đau nhói lưng hông là bệnh không đáng cảnh báo, 90% các trường hợp bị đau điếng lưng hông sẽ đỡ hẳn bệnh mà không cần can thiệp của phẫu thuật. Do đó bạn có thể yên tâm chữa trị đau nhói lưng hông khỏi hoàn toàn, chỉ cần bạn kiên trì thực hiện theo những cách chỉ dẫn chúng tôi chia sẻ ở trên.

Hướng dẫn chữa trị ĐAU CƠ LƯNG

Căng cơ lưng là căn do chính và cốt yếu tạo ra căn bệnh đau ê ẩm vùng lưng. Do đó để chữa trị bệnh đau lưng chúng ta cần phải chữa trị đau cơ lưng.

 

Xem thêm:

>> Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ

>> Cách chữa trị thoái hóa vùng cột sống cổ bằng thuốc

 

đau ê ẩm vùng lưng do căng cơ:

Sự căng cơ do co hoặc duỗi người đột ngột chính là nguyên cớ tạo ra chứng đau nhức ở lưng. Căng cơ thường xảy ra nhất ở vùng lưng dưới. Các cơ bị thương tổn do bị kéo căng nhiều vô kể chính là nguyên nhân dẫn tới những cơn đau này.

 

Khi cơ ở lưng bị tổn thương, vùng cơ xung quanh cũng có thể bị viêm. Do đó cần phải có cách chữa trị thích hợp.

Điều trị đau cơ lưng

Điều trị đau cơ lưng

 

nguyên do dẫn tới đau cơ lưng:

- Nhấc vật nặng lên không hợp lý cách, tập tạ quá sức và tư thế cử động sai lệch.

- Hệ cơ lưng-bụng không đủ mạnh, gây mất cân đối.

- Hệ cơ xương quá tải do cử động hoặc chơi thể thao quá sức

 

triệu chứng đau cơ lưng:

- Thường khi bị căng cơ người ta sẽ có cảm giác đau ngay, nhưng có những trường hợp khác thì chỉ thấy đau và lưng cứng đơ về sau. Một cơ bị thương tổn có thể “thắt lại” gây ra chứng co thắt nhằm giữ cho vùng bị tổn thương bất động giúp tránh bệnh trở nên xấu hơn.

- Nếu bị căng cơ trong lúc chơi hoặc sau khi chơi thế thao, bạn sẽ có cảm giác đột ngột đau điếng hoặc bứt rứt vùng lưng dưới. Đau tăng khi đứng, ngồi lâu hoặc khi chạy nhảy, nằm nghỉ ngơi thì đỡ đau. Về sau, đau tăng khi vận động, có thể lan xuống mông, háng hoặc đùi, và bạn cảm thấy lưng đơ cứng, không khom cuối được mà phải đi ưỡn cả người. (Xem thêm Món ăn chữa bệnh đau nhức ở lưng tại đây)

Điều trị đau cơ lưng

 

điều trị đau cơ lưng:

Một khi bị đau cơ lưng, bạn sẽ có cảm giác rất hóc búa trong việc đi lại, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, học tập cũng như công việc. Do đó chữa trị dứt điểm đau cơ lưng là điều rất quan trọng và cần thiết. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những cách phòng và chữa trị đau cơ lưng giản đơn và hiệu quả như sau:

 

1. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi là cách điều trị tốt nhất cho chứng đau nhức ở lưng do căng cơ. Hãy tự cho mình hai ngày nghỉ không vướng bận gì cả, đến khi cơn đau thuyên giảm. Bất kỳ sự cử động nào cũng có thể khiến cơn đau và chứng viêm cơ trở nên xấu hơn.

2. Tập thể dục khoan khoái: tập thể dục luôn là lời khuyên đem lại lợi ích của các chuyên gia đau ê ẩm vùng lưng, khi bị đau cơ lưng cũng vậy, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, nhưng không có nghĩa rằng phải nằm im bất động, bạn hãy hoạt động nhẽ nhõm như đi bộ chẳng hạn để giúp các cơ đỡ hẳn bệnh hoàn toàn.

3. Chườm đá: phương pháp này giúp điều trị đau cơ lưng ngay tức khắc. Bạn hãy cho đá vào một chiếc túi, áp mạnh lên chỗ bị đau và giữ nguyên trong vòng 15 - 20 phút. Mỗi lần chườm cách nhau 20 phút. Chườm liên tục trong ít nhất 10 ngày, mỗi ngày từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Cách này không chỉ làm giảm sự sưng tấy và viêm cơ ở vùng bị đau, nó còn có công dụng giảm đau nhanh chóng.

4. Chườm nóng: Áp túi nước nóng lên vùng bị đau khoảng 20 - 30 phút, mỗi lần cách nhau 2 - 4 giờ, thực hiện trong ít nhất 2 ngày

5. Tắm nước ấm: Tắm nước ấm vào ban tối trước khi đi ngủ có thể giúp giảm hạ đau ê ẩm vùng lưng và thư giãn cơ bắp, giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn. Nếu có thể, khi thức dậy bạn hãy bắt đầu một ngày mới bằng việc thư giãn ngâm mình trong bồn tắm nước ấm để làm dịu các cơ bắp.

6. Châm cứu: Châm cứu là một tuyển lựa tuyệt vời mà bạn có thể xem xét. Mặc dù, chưa có thống kê chính xác nhưng thực sự đã có rất nhiều người mắc phải bệnh đau cơ lưng đã giảm đau rõ rệt từ khi châm cứu.

7. Uống thuốc chống viêm

Trên đây là những cách điều trị đau cơ lưng bạn có thể tham khảo, tôi tin chắc chắn rằng việc chữa bệnh sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc bạn biết quan tâm và chăm chút cơ xương của mình ngay từ thời điểm này.

Phòng và trị thoái hóa cột sống ở người già

Phòng và trị thoái hóa cột sống ở người già không hề dễ dàng vì đối tượng này tuổi đã cao nên việc trị bệnh cần hết sức chú ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe vì vốn rằng người cao tuổi sức khỏe luôn không được tốt.

Thoái hóa cột sống (THCS) là một bệnh rất phổ biến, gặp cả ở nam và nữ giới, nhưng đặc biệt hay gặp ở những người cao tuổi. Là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cùng các dây chằng cột sống. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì tứ chi, teo cơ, đi lại khó khăn hoặc liệt các chi không vận động được.
Đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng - là những vùng linh hoạt nhất của cột sống, nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên. Từ độ tuổi ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị, xẹp xuống, có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương. Cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng, thường bị vẹo về một phía.

Tình trạng cột sống và tiến trình thoái hóa.



Nguyên nhân THCS

Nguyên nhân chính THCS là do tuổi tác; ngoài ra còn do chấn thương như sau ngã, tai nạn và do nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cột sống như mang vác, bưng bê, nhấc xách các đồ vật; do thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh cột sống mắc phải như viêm đốt sống đĩa đệm, đau thần kinh tọa, dị dạng cột sống... Ngoài ra, những người bị béo phì, đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút cũng dễ mắc THCS sớm. Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền (bố mẹ có người bị thoái hóa khớp); dinh dưỡng (ăn uống không chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp hoàn chỉnh); lao động nặng nhọc từ bé, mang vác vật nặng, tập các loại thể thao nặng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động kéo dài như đứng quá lâu, ngồi quá nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó cũng là yếu tố nguy cơ gây THCS.

Biểu hiện của THCS

Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng, có 3 thể lâm sàng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm:

Thể thứ nhất là đau lưng cấp tính. Đau xuất hiện sau một động tác mạnh, đột ngột và trái tư thế. Bệnh nhân có tư thế chống đau như lom khom, vẹo cột sống. Đau có thể khỏi dần sau 1 - 2 tuần.
Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, thường đau âm ỉ vùng thắt lưng, hay bị tái phát do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức đàn hồi của đĩa đệm kém, giảm khả năng chịu lực, có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.

Thể thứ ba là đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa một hay hai bên. Người bệnh đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, khoeo, cẳng chân, có thể lan xuống tận gót chân hay các ngón chân. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. Đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt (bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, thường được hay chẩn đoán nhầm là loạn cảm họng). Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút và có tâm lý buồn chán, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc.

Bạn đang băn khoăn không biết bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không
Cần làm gì khi bị THCS?

Khi đau thắt lưng cấp, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường trong vài ngày, dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm non - steroid như ibuprofen, celebrex, thuốc tăng cường sụn khớp như glucosamin sulfat... (uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều nước để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa). Có thể xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng cột sống bị tổn thương kết hợp vật lý trị liệu như đắp paraffin, hồng ngoại, túi chườm... Khi đi lại, cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gậy, khung chống, đai lưng. Khi đau nhiều mà chưa có điều kiện đi khám bác sĩ thì nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động nặng, xoa bóp, dùng kem bôi thuốc kháng viêm non-steroid hoặc uống thuốc giảm đau như paracetamol. Khi cơn đau đã giảm, có thể tập thể dục nhẹ nhàng. Khi đi khám bác sĩ và đã có chỉ định điều trị thì nên kiên trì và chịu khó uống thuốc. Người bệnh cần xác định đây là bệnh mạn tính và phải điều trị lâu dài.

Hạn chế các hậu quả của bệnh THCS

Cần phòng bệnh THCS ngay từ khi còn nhỏ. Ăn nhiều thức ăn giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C và E có nhiều trong các loại rau, quả. Người cao tuổi nên uống bổ sung vitamin D và canxi hằng ngày để cột sống chắc khỏe. Luôn giữ tư thế đúng ngay cả khi nằm ngủ, ngồi, đứng. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển. Để dự phòng THCS thắt lưng, có thể tập một số động tác các cơ vùng thắt lưng như tập nghiêng xương chậu, tập cơ bụng, tập khối cơ cạnh sống. Có thể đi bộ, tập thái cực quyền, khi ngủ không nên kê gối quá cao. Khi đã bị thoái hóa cột sống thì tốt nhất là tuân thủ các chế độ điều trị do bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.