Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bạn thường chọn lựa cách điều trị nào? Không phải ai cũng biết cách điều trị và điều trị hiệu quả do vậy hãy xem xét và suy nghĩ thật kỹ trước khi lựa chọn cách chữa bệnh này.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa có vai trò lớn trong việc giảm triệu chứng, góp phần chẩn đoán và phục hồi sau can thiệp. Mục đích là làm giảm hay mất triệu chứng đau, chỉ định và phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào lâm sàng
Chế độ bất động trong thời kỳ cấp tính
Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong điều trị nội. Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi tại giường và đeo nẹp cố định cổ (colier) trong 5-7 ngày trong giai đoạn cấp tính, đau nhiều. Bệnh nhân thường đỡ đau rõ rệt, nhưng nó chỉ được dùng khi các triệu chứng lâm sàng ít rầm rộ, còn trong trường hợp chèn ép cấp tính thì cần điều trị ở cơ sở chuyên khoa. Tránh vận động cột sống cổ quá mức, các tư thế làm tăng áp lực nội đĩa.
Đọc thêm về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Vật lý trị liệu và các liệu pháp phản xạ
Xoa bóp: các tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ và cải thiện chức năng các cơ cạnh sống, tránh sử dụng trong nhưng ngày đau cấp tính.
Các phương pháp nhiệt: dùng sức nóng với tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch chủ động, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
Dùng dòng điện: có tác dụng tăng chuyển hóa, chống viêm giảm phù nề, kích thích thần kinh cơ, kích thích tạo tổ chức, dẫn thuốc…
Châm cứu: chỉ định cho mọi giai đoạn của hội chứng đau
Điều trị bằng tia laser mềm: các tác dụng sinh học của nó: giảm đau, chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức và có tác dụng an thần
Dùng thuốc
Thường sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (AINS) trong thời kỳ cấp và trong đợt tái phát. Cac thuốc an thần giãn cơ nhẹ và các vitamin nhóm B liều cao vì có tác dụng chống viêm và thoái hóa, nhất là đối với tổ chức thần kinh. Có thể sử dụng liệu phát corticoid trong trưởng hợp các thuốc giảm đáu chống viêm thông thường không có kết quả điều trị hoặc dùng đẻ phong bế tại chỗ phối hợp với các thuốc
Kéo giãn cột sống cổ
Là phương pháp điều trị bệnh sinh vì nó làm giảm áp lực tải trọng một cách mạnh mẽ tạo điều kiện chuyển dịch hướng tâm cho nhân nhầy đĩa đệm, tăng cường xâm nhạp các chất chuyển hóa vào trong đĩa đệm. Chỉ định với chèn ép rễ đơn thuần , chống chỉ định khi có chèn ép tủy hoặc những tổn thương xương như gai xương lớn trong ống tủy. Kéo giãn cột sống cổ các tác dụng khá tốt nhưng chỉ tiến hành ở cơ sở chuyên khoa.
Các thủ thuật ít xâm lấn
Phương pháp lấy đĩa đệm qua da không mổ
Sử dụng năng lượng LASER hoặc sóng cao tần sẽ làm bốc hơi một phần nhân nhày. Từ đó đĩa đệm tự thu lại một phần. Ngoài ra sóng cao tần cũng làm cân bằng một phần các rối loạn hóa học tại vùng đĩa đệm thoát vị chèn ép thần kinh giúp giảm đau. Tuy nhiên phương pháp ngày còn khá đắt tiền và chỉ áp dụng đối với các TVĐĐ đến sớm, chưa có rách bao xơ.
Phương pháp hóa tiêu nhân nhầy
Đây là phương pháp được dùng rất nhiều cho vùng thắt lưng nhưng còn hạn chế cho vùng cổ.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa nhằm mục địch lấy bỏ đĩa đệm gây chèn ép mà không gây tổn thương cấu trúc thần kinh và đảm bảo sự vững chắc của cột sống. Chỉ định phẫu thuật đặt ra khi thoái vị đĩa đệm gây ra hội chứng tủy cổ hoặc hội chứng rễ-tủy, các triệu chứng tiến triển càng nhanh, càng cần phẫu thuật sớm; hoặc khi thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng chèn ép rễ nặng hoặc đau liên tục, dai dẳng, điều trị nội hoa 6 tuần không đỡ. Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng: mổ theo lối trước bên và mổ lối sau tuy nhiên với thoát vị đĩa đệm đơn thuần thì chủ yếu mổ đường trước bên
Phẫu thuật theo lối trước bên
Các bước mổ thoát vị đĩa đệm cổ áp dụng hiện nay
- Đường rạch da: tùy thuộc tay thuận và thói quen của PTV mà chọn bên tiếp cận. Rạch da đường ngang theo nếp lằn cổ nếu can thiệp một hoặc hai đĩa đệm và rạch đường bờ ngoài cơ ức đòn chũm nếu can thiệp trên hai đốt
- Tách qua cơ bám da cổ, theo các lớp cơ bộc lộ mặt trước thân đốt sống, vén bó mạch cảnh ra ngoài và khí quản thực quản vào trong
- Lấy đĩa đệm thoát vị cần can thiệp giải phóng chèn ép tủy và rễ thần kinh. Tùy mức độ chèn ép và thể thoát vị mà có cắt dây chằng dọc sau hay không
- Sau khi đĩa đệm được lấy bỏ thì có thể dùng xương chậu ghép vào chỗ đĩa đệm và đặt nẹp cố định, dùng miếng ghép nhân tạo... Phương pháp này cho cột sống vững chắc, tránh khớp giả tuy nhiên việc hàn cứng khớp kiến cho các động tác cổ ít nhiều bị hạn chế và tăng nguy cơ thoái hóa đốt liền kề, thoát vị có thể sảy ra ở các đốt khác.
Ngày nay người ta sử dụng đĩa đệm nhân tạo có khớp có tác dụng sinh lý tương tự đĩa đệm của bệnh nhân nhằm giúp khắc phục những nhược điểm trên.
Sau cuộc mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đường trước, người bệnh thường bị đau khi nuốt. Nếu chịu khó uống nước, nói chuyện, tập nuốt thì sau 4 – 5 ngày đau giảm đi nhiều. Trong trường hợp đặt mảnh ghép và cố định nẹp vít cột sống cổ, người bệnh phải mang nẹp cổ cứng từ 3 đấn 6 tuần. Nẹp cổ thường làm cho người bệnh khó chịu do cấn vào hàm, vào vai, xương đòn gây đau. Ngoài ra sau vài ngày đầu mang nẹp cổ cứng, người bệnh có cảm giác mỏi và cứng gáy và hai vai. Cảm giác này ngày càng tăng cho đến khi bỏ nẹp cổ và tập cúi ngửa nghiêng cổ vài ngày mới giảm và sau đó khoảng 6 tuần mới có thể hết mỏi và đau nếu tích cực tập luyện.
Đối với thay đĩa đệm nhân tạo ngoài lợi thế về việc giảm khả năng xuất hiện khối thoát vị mới ở đĩa đệm trên và dưới chỗ đã mổ thì việc thay đĩa đệm nhân tạo còn tránh được một số biến chứng do nẹp vis gây ra, và sau khi mổ xong, người bệnh không phải mang nẹp cổ, cái mà đối với một số người được coi như một cái gông, gây ra đau vai gáy sau vài tuần mang nẹp.
Xem thêm về thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng